Nga chịu tổn thất như thế nào khi các ngân hàng đồng loạt bị loạt khỏi SWIFT

Quyết định loại Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT được cho là một đòn giáng mạnh với nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới này. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada và Anh đã công bố các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, nói rằng họ có kế hoạch loại một số ngân hàng Nga khỏi mạng lưới tài chính SWIFT và sẽ thực hiện các hành động để ngăn ngân hàng trung ương Nga giải ngân hơn 600 tỷ đô la dự trữ nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Mạng xã hội dành cho các ngân hàng

SWIFT là viết tắt của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu. Được thành lập năm 1973 và có trụ sở tại Bỉ, SWIFT chịu sự giám sát của ngân hàng trung ương thuộc nhóm các nước G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Vương quốc Anh, Mỹ, Thụy Sĩ và Thụy Điển), Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Quốc gia Bỉ. Trong đó, quyền giám sát chính thuộc về Ngân hàng Quốc gia Bỉ.

Nga chịu tổn thất như thế nào khi các ngân hàng đồng loạt bị loạt khỏi SWIFT

Với khả năng cho phép các ngân hàng xử lý một lượng giao dịch lớn nhanh chóng và an toàn, SWIFT được xem là một hệ thống nền tảng cho thương mại quốc tế, và được hàng nghìn tổ chức tài chính ở hơn 200 quốc gia, trong đó, trong đó có cả Nga, sử dụng.

Tính riêng trong năm 2021, SWIFT đã nhận được trung bình 42 triệu tin nhắn mỗi ngày. Hàng nghìn tỷ USD đã được giao dịch thông qua hệ thống này mỗi năm. Alexandra Vacroux, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Nga và khu vực Á-Âu thuộc Đại học Harvard (Mỹ), đã ví SWIFT giống như một “mạng xã hội dành cho các ngân hàng”.

Được thành lập năm 1973, Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), có trụ sở ở Bỉ, là mạng lưới bảo mật cao kết nối 11.000 ngân hàng và tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Nga. Hiệp hội này xử lý khoảng 42 triệu tin nhắn mỗi ngày, tạo điều kiện cho các giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ USD. Nga chiếm khoảng 1,5% giao dịch của SWIFT trong năm 2020, theo Financial Times.

Mỹ và đồng minh nhất trí loại Nga khỏi hệ thống SWIFT

EU, Mỹ, Canada và Anh cũng sẽ nhắm mục tiêu vào ngân hàng trung ương của Nga để ngăn nước này triển khai kho dự trữ chiến tranh của mình. Theo một quan chức cấp cao của EU, ý tưởng sẽ là ngăn nước này bán tài sản nước ngoài lấy nội tệ để hỗ trợ các ngân hàng và công ty Nga bị trừng phạt. Điều đó có thể đóng băng một cách hiệu quả một phần lớn dự trữ của Nga ở nước ngoài.

Mỹ và đồng minh nhất trí loại Nga khỏi hệ thống SWIFT

“Điều này sẽ đảm bảo rằng các ngân hàng Nga bị ngắt kết nối với hệ thống tài chính quốc tế và làm tổn hại khả năng hoạt động của họ trên toàn cầu”, tuyên bố của Nhà Trắng có đoạn.

Nhà Trắng thêm rằng Liên minh châu Âu sẽ lập danh sách những ngân hàng Nga bị loại khỏi SWIFT.

Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng cho biết họ sẽ hạn chế việc bán quyền công dân, hay còn được gọi là hộ chiếu vàng, cho phép những người Nga giàu có và có quan hệ với chính phủ Nga trở thành công dân của các nước này và có quyền truy nhập vào hệ thống tài chính của họ.

Ngay sau đó, một phát ngôn viên của Đức đã xác nhận nước này và các đồng minh phương Tây đã nhất trí loại Nga ra khỏi hệ thống trao đổi thông tin thanh toán toàn cầu SWIFT trong gói trừng phạt thứ ba, hãng Reuters đưa tin.

Hậu quả khi Nga bị ‘ngắt kết nối’ 

Dù vẫn có một số lựa chọn thay thế khác, như cách Nga và Trung Quốc thanh toán qua hoán đổi tiền tệ, nhưng SWIFT vẫn là hệ thống được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nếu bị SWIFT “cấm cửa”, các ngân hàng Nga sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường tài chính trên toàn cầu.

Cụ thể, các doanh nghiệp, cá nhân có tài khoản ngân hàng tại Nga sẽ bị hạn chế trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vay vốn và đầu tư ở nước ngoài. Hiện có khoảng 300 ngân hàng, định chế tài chính của Nga sử dụng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống SWIFT.

Theo Markos Zachariadis, giáo sư công nghệ tài chính và hệ thống thông tin tại Đại học Manchester (Anh), việc một nước bị “gạch tên” khỏi SWIFT cũng tương đương việc nước đó bị “ngắt kết nối” khỏi mạng Internet. Còn theo bà Maria Shagina, nhà nghiên cứu tại Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, việc loại Nga khỏi SWIFT có thể gây hậu quả lớn như đối với Iran, quốc gia đã bị từ chối truy cập vào hệ thống này vào năm 2012.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin năm 2014 ước tính, việc bị loại khỏi SWIFT sẽ khiến nền kinh tế nước này giảm 5%.

Nhiều phía bị ảnh hưởng

Không còn nằm trong SWIFT sẽ khiến kinh tế Nga chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhưng cũng kéo theo nhiều thiệt hại đối với các quốc gia khác.

Theo Reuters, các nhà xuất khẩu sẽ thấy việc bán hàng hóa sang Nga rủi ro và tốn kém hơn. Trong khi đó, những người mua hàng hóa Nga từ nước ngoài cũng sẽ gặp khó khăn hơn, có khả năng buộc họ phải tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.

Nga chịu tổn thất như thế nào khi các ngân hàng đồng loạt bị loạt khỏi SWIFT

Dù vậy, khi nói đến dầu và khí đốt Nga, người mua từ nước ngoài có thể khó tìm kiếm nguồn cung thay thế, bởi Nga là nhà cung cấp chính của EU về dầu thô, khí đốt và nhiên liệu hóa thạch rắn.

SWIFT quan trọng đối với Nga chủ yếu vì hệ thống này cho phép các công ty năng lượng của họ nhận tiền bán dầu và khí đốt trên toàn thế giới. Cùng với các đợt trừng phạt trước đó được phương Tây áp lên nhiều ngân hàng Nga, việc bị loại khỏi SWIFT khiến các công ty xuất khẩu của nước này gần như không thể giao thương với quốc tế.

Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ làm suy yếu khả năng của các quốc gia và tổ chức khác trong việc chi trả cho nguồn năng lượng mua từ Nga, dẫn đến việc giá dầu và khí đốt leo thang. Các chủ nợ cũng sẽ rất khó để lấy lại tiền của họ từ các công ty Nga.

Về lâu dài, việc loại Nga ra khỏi SWIFT cũng có thể làm suy giảm tầm quan trọng của hệ thống này, đặc biệt khi Nga và các quốc gia khác, như Trung Quốc, đang tăng tốc chuyển dịch sang những nền tảng thay thế để tránh các động thái tương tự được áp dụng để chống lại họ.

Nhiều ý kiến trái chiều khi thông báo loại Nga ra khỏi SWIFT

Việc thông báo các ngân hàng của Nga ra khỏi SWIFT còn để lại một số lỗ hổng. Đáng chú ý nhất, bằng việc loại một số chứ không phải tất cả các ngân hàng Nga ra khỏi SWIFT, EU đã giữ các kênh thanh toán mở để mua khí đốt tự nhiên của Nga, mà châu Âu vốn phụ thuộc nhiều bởi nhu cầu năng lượng của mình. Các biện pháp của Mỹ cũng đã tạo ra lỗ hổng cho việc mua dầu.

Một số nước như Đức và Ý không đồng tình với lựa chọn ngắt kết nối các ngân hàng Nga khỏi SWIFT. Các nhà phê bình lo ngại việc cắt đứt kết nối có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, bao gồm việc làm phức tạp các khoản thanh toán năng lượng cho Nga và khiến các ngân hàng châu Âu phải hứng chịu rủi ro đối với các khoản tiền mà các công ty tài chính Nga nợ họ. Cũng có những lo ngại rằng điều này có thể khuyến khích mối quan hệ tài chính chặt chẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc.

Việc bị loại khỏi SWIFT sẽ làm phức tạp đáng kể hoạt động thương mại, đầu tư nước ngoài, kiều hối của Nga và việc quản lý nền kinh tế của ngân hàng trung ương nước này. Các ngân hàng Iran cũng đã bị EU trừng phạt, cắt đứt kết nối vào năm 2012. SWIFT cho biết đang nghiên cứu các chi tiết và chuẩn bị để tuân thủ.

Một phần của cuộc tranh luận về việc loại Nga ra khỏi SWIFT liên quan đến việc làm thế nào để tiếp tục mở một số kênh tài chính để mua dầu và khí đốt tự nhiên của Nga nếu các ngân hàng Nga bị cắt đứt kết nối với các ngân hàng quốc tế. EU nhập khẩu 40% khí đốt từ Nga.

Ngoài ra còn có vấn đề về việc ngân hàng phương Tây tiếp xúc với Nga – số tiền nợ sẽ khó thu được nếu SWIFT ngắt kết nối. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nắm giữ  khoảng 121 tỷ USD tài sản nợ của các tổ chức của Nga.. Trong số đó, khoảng 14,7 tỷ USD là nợ các ngân hàng Mỹ. Một khoản lớn hơn, 25 tỷ USD là khoản nợ của ngân hàng Ý và Pháp.

Vẫn còn có các giải pháp thay thế SWIFT?

Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp thay thế SWIFT có thể cho phép thanh toán ngay cả sau khi ngắt kết nối Nga khỏi SWIFT. Fitch Ratings cho biết các ngân hàng có thể sử dụng các hệ thống nhắn tin khác – mặc dù kém hiệu quả hơn và đắt hơn – chẳng hạn như telex.

Nga chịu tổn thất như thế nào khi các ngân hàng đồng loạt bị loạt khỏi SWIFT

Nga cũng đã phát triển hệ thống thanh toán của riêng mình. Mặc dù hiện chỉ có 23 ngân hàng nước ngoài kết nối với hệ thống này, nhưng nhiều ngân hàng có thể tham gia nếu Swift không còn là một lựa chọn.

Trung Quốc là một lựa chọn thay thế khác. Bắc Kinh cũng có hệ thống thanh toán của riêng mình, với nhiều ngân hàng quốc tế hơn Nga. Các nhà phê bình nói rằng bằng cách đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau, việc loại bỏ này của SWIFT có thể làm xói mòn uy thế của hệ thống tài chính toàn cầu thực hiện bằng đồng đô la.

Richard Nephew, một cựu quan chức trừng phạt cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, việc loại toàn bộ các ngân hàng Nga khỏi SWIFT “sẽ có tác động lớn ngay lập tức mà Nga sẽ nhanh chóng giảm thiểu bằng các phương tiện nhắn tin khác”. “Nó sẽ khiến người Nga rất đau đầu, nhưng tôi nghĩ giá trị của nó đã bị phóng đại quá mức.”

Bộ Tài chính Mỹ ngày 22/2 đã mở rộng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cấm cả nợ ngân hàng trung ương Nga được giao dịch trên thị trường thứ cấp, nơi các tổ chức trung gian bán trái phiếu ngân hàng trung ương.

Các quan chức Mỹ cho biết họ vẫn đang hoàn thiện các hành động nhắm vào hoạt động ngân hàng trung ương Nga.

Ngân hàng trung ương của Nga cũng đã bắt đầu chuyển hướng việc dự trữ bằng các đồng tiền mạnh của phương Tây, trong nỗ lực đề phòng các lệnh trừng phạt mới sau khi các công ty Mỹ bị cấm mua nợ sau sự kiện Crimea năm 2014.

Thành phần dự trữ ngoại hối của Nga là không bình thường theo tiêu chuẩn toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tất cả 149 quốc gia đều cung cấp thông tin chi tiết về dự trữ của mình, trong đó đồng đô la Mỹ chiếm 59% trong ba tháng đến tháng 9, trong khi nhân dân tệ của Trung Quốc chỉ chiếm 2,7%. Dự trữ vàng, vốn được nắm giữ trong nước Nga, hiện chiếm 21,7% tổng lượng dự trữ, tăng so với mức 17,2% trong những tháng đầu năm 2018.

Ngược lại, trong cơ cấu dự trữ của mình, ngân hàng trung ương của Nga chỉ nắm giữ 6,6% là tài sản của Mỹ, trong đó tài sản của Trung Quốc chiếm 13,8%, tài sản của Pháp chiếm 12,2%, tài sản của Nhật Bản chiếm 10% và tài sản của Đức là 9,5%.

Trước khi chuyển khỏi tài sản đô la vào giữa năm 2018, tài sản năm 2018 của Mỹ chỉ chiếm dưới 30% dự trữ và tài sản của Trung Quốc chỉ chiếm 4,7% trong cơ cấu dự trữ của Nga.

Ngay cả khi Nga nỗ lực bảo vệ nền kinh tế của mình khỏi các lệnh trừng phạt, Mỹ có thể đánh vào các công cụ tài chính mạnh mẽ đối với ngân hàng trung ương Nga nhằm làm lệch hướng bước đi của ngân hàng này.

Trong số các lựa chọn của mình để mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng trung ương Nga, chính quyền Mỹ có thể cấm bất kỳ giao dịch đô la nào – và các đồng minh có thể bổ sung bằng hành động tương tự đối với giao dịch đồng Euro, bảng Anh và đồng Yên. Một bước đi như vậy có thể cản trở khả năng bán dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương.

Một lựa chọn khác có thể là đưa ra một danh sách đen đầy đủ đóng băng bất kỳ tài sản nào được giữ trong các khu vực pháp lý của Mỹ và các khu vực tài phán của các quốc gia khác nơi các đồng minh tham gia cùng Washington và cấm mọi giao dịch. Điều đó có thể ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động ổn định tiền tệ của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến các giao dịch quan trọng đối với thương mại quốc tế của đất nước.

Tổng hợp
Hỗ trợ tài chính Hayhomes
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh