Hướng dẫn chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và cho các giao dịch vãng lai khác

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 20/2022/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân.

Hướng dẫn chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và cho các giao dịch vãng lai khác

Thông tư 20/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.

Cụ thể, Thông tư này hướng dẫn các hoạt động sau đây: Hoạt động mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức cho mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối (sau đây gọi là Nghị định số 70); Hoạt động mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam cho các mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70; Hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác quy định tại điểm g khoản 6 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung) (sau đây gọi là hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác).

Các giao dịch chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam để được phép có quốc tịch hoặc định cư ở nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Thông tư quy định cụ thể các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ của tổ chức; Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của người cư trú là công dân Việt Nam; Thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức và cá nhân…

Đối với tổ chức, nguồn ngoại tệ chuyển, mang ra nước ngoài bao gồm: ngoại tệ trên tài khoản thanh toán; tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ; ngoại tệ mua của ngân hàng được phép. Tổ chức có nhu cầu mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích quy định trên thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép. Trong phạm vi khả năng ngoại tệ hiện có, ngân hàng được phép bán ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích quy định tại Thông tư.

Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài căn cứ vào số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan. Trong trường hợp mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ cho các chương trình, các quỹ, dự án nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục (tài trợ học bổng), y tế, mức ngoại tệ mua, chuyển căn cứ vào số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan nhưng tối đa không vượt quá 50.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương một lần chuyển tiền.

Đối với cá nhân, nguồn ngoại tệ chuyển, mang ra nước ngoài bao gồm: ngoại tệ tự có của cá nhân (ngoại tệ trên tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, ngoại tệ tự cất giữ); ngoại tệ mua của ngân hàng được phép.

Người cư trú là công dân Việt Nam có nhu cầu ngoại tệ tiền mặt để mang ra nước ngoài cho các mục đích học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch, thăm viếng được mua loại ngoại tệ là đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến tại ngân hàng được phép. Trường hợp không có đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến, ngân hàng được phép thực hiện bán ngoại tệ tự do chuyển đổi khác.

Hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức và cá nhân bao gồm các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến các hoạt động sau: tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài, nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài, mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định pháp luật về thương mại; Thanh toán, chuyển tiền liên quan đến các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, các khoản chi trả bảo hiểm xã hội; Thanh toán, chuyển tiền liên quan đến các khoản đóng phí bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc chi trả bồi thường, quyền lợi bảo hiểm; Thanh toán, chuyển tiền theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc trọng tài; hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; Thanh toán, chuyển tiền liên quan đến các khoản tiền phạt, bồi thường do làm hư hỏng tài sản, gây thương tích mà chưa được bảo hiểm chi trả.

Theo: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư số 22/2022/TT-NHNN

Hỗ trợ tài chính Hayhomes
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh